Bước vào giai đoạn 3 tuổi, bé gái bắt đầu có những nhận thức mới về thế giới xung quanh và đồ chơi cũng là yếu tố không thể thiếu đối với các bé. Tuy nhiên, trước thị trường đồ chơi quá đa dạng về mẫu mã, chất lượng như hiện nay thì việc lựa chọn đồ chơi cho bé gái 3 tuổi sao cho phù hợp làm không ít bố mẹ phải băn khoăn, lo lắng
Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý về cách chọn đồ chơi cho các bé để các bố mẹ cùng tham khảo:
1. Đồ chơi phát triển vận động
Thông thường, những bé gái 3 tuổi thường không hiếu động như những bé trai 3 tuổi. Tuy nhiên, các bé gái lúc này cũng có những sự tò mò, liên tục vận động để khám phá thế giới xung quanh. Do đó, bố mẹ nên khuyến khích các bé chơi một số trò chơi vận động ít gây nguy hiểm, lại phù hợp với các bé gái như: cầu trượt, đất nặn, xích đu, ngựa gỗ, xe 3 bánh…
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung các đồ chơi như bàn tính, hạt viền để giúp tay chân bé được vận động và rèn kỹ năng kết hợp giữa tay và mắt.
2. Đồ chơi kích thích phát triển trí tuệ
Giai đoạn từ 3 tuổi trở đi, trẻ bắt đầu có những nhận thức, quan niệm đầu tiên về cuộc sống, con người và xã hội. Bé không ngừng tò mò và tìm tòi những điều mới mẻ xung quanh và liên tục đặt câu hỏi cho bố mẹ và những người lớn. Vì vậy, để phát huy hết sự sáng tạo và khả năng tư duy cho bé, bố mẹ cần chọn cho bé những món đồ chơi mang tính giáo dục cao như: xếp hình, lắp ghép, đồ chơi mô hình, các khối gỗ đầy màu sắc…
Những món đồ chơi này không chỉ giúp bé biết được tên gọi của các hình, phân biệt được các màu sắc, sự đối xứng hay sự cân bằng mà còn giúp trẻ nâng cao khả năng quan sát, nhạy bén.
Thêm vào đó, một số trò chơi cùng đất nặn, xé dán giấy, vẽ tranh… cũng kích thích sự tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo cho trẻ.
3. Chọn đồ chơi nâng cao khả năng giao tiếp, hoàn thiện nhân cách
Một số đồ chơi như thú nhồi bông, búp bê Barbie, mô hình nhà cửa, bộ đồ chơi nấu ăn, bộ đồ chơi hướng nghiệp… có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao khả năng giao tiếp, hòa nhập xã hội cho bé.
Ngoài ra, những món đồ chơi này cũng giúp có được những ý thức cơ bản về các mối quan hệ xung quanh: người thân, bạn bè, thầy – trò…
Khi chơi cùng các món đồ chơi các bé cũng sẽ biết bắt chước một số hoạt động hàng ngày của người lớn như: đi chợ, nấu ăn, mua sắm, giải trí… từ đó hình thành sự độc lập, tự tin, khéo léo hơn cho trẻ.
Không chỉ thế, trong quá trình chơi các bé cũng sẽ biết được cách bộ lộ cảm xúc, tình yêu thương với mọi người xung quanh. Đây chính là nền tảng góp phần hình thành tình cảm, sự bao dung, nhân ái của bé đối với con người và động vật.
Các đồ chơi hướng nghiệp như bộ đồ nấu ăn, các dụng cụ khám bệnh của bác sĩ, dụng cụ dạy học đồ chơi… có tác dụng to lớn đối với việc hình thành khái niệm và định hướng nghề nghiệp từ sớm cho bé.
Minh Ánh