Đối với những trẻ từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi thì khi sốt cao trên 39 độ C bé thường có biểu hiện bị co giật. Khi thấy những biểu hiện này các bà mẹ cần phải biết và đưa ra những biện pháp giúp bé hạ sốt hoặc đưa đến bác sĩ. Nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết khi nào bé đang sốt cao.
Dưới đây là một số điều cần biết về co giật trong khi sốt đối với trẻ.
1. Đặc điểm của sốt co giật
Với trường hợp bị sốt (CGKS) xuất hiện ở trẻ thì thường trong gia đình có người bị CGKS.
Khi sốt trên 39 độ C bé sẽ bị co giật, co rút người và rung giật toàn thân, mắt trợn ngược, khò khè, sùi bọt mép, nghiến chặt răng, tiêu tiểu không tự chủ và cơ thể của bé luôn trong tình trạng gồng cứng. Điểu này xảy ra một cách đột ngột và ngay trong cơn sốt đầu tiên, thường có thể tái hiện lại trong các cơn sốt tiếp theo.
Cơn co giật của bé thườn diễn ra khoảng 10-15 phút, bé sẽ mất ý thức tạm thời và không nhớ gì. Nhưng sau cơn co giật thì bé hồi phục ý thức, nhưng cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ.
2. Vì sao trẻ nhỏ bị sốt co giật?
Tình trạng sốt này diễn ra do bé bị rối loạn nhiệt độ do cơ thể của các bé trong giai đoạn từ 6 tháng đến 6 tuổi rất nhạy cảm.
Việc co giật là do sốt cao khiến não của bé bị kích thích. Nhưng không phải bé nào cũng rơi vào tình trạng này, chỉ thường xảy ra hơn đối với những bé có não nhạy cảm, hoặc cũng có thể do di truyền gia đình. Đến khi bé lớn hơn thì nguy cơ bị CGKS sẽ không còn.
3. Các nguyên nhân có thể gây ra sốt cao co giật
Một số nguyên nhân khiến các cơn co giật xảy ra.
Đường tiêu hóa bị nhiễm trùng.
Sau chích ngừa: tron vòng 7-10 ngày bị sởi, quai bị;đối với ho gà, bạch cầu, uống ván thì trong vòng khoảng 48 tiếng.
Đường hô hấp trên bị nhiễm trùng.
Viêm màng não (chiếm dưới 2%).
Viêm phế quản phổi.
Nhiễm trùng huyết tiềm ẩn (chiếm khoảng 2-4%).
Viêm tai giữa (chiếm khoảng 20% CGKS).
Nhiễm trùng đường tiểu.
4. Bố mẹ cần làm gì khi bé bị sốt co giật
Khi thấy những biểu hiện sốt cao của bé như trên. Không nên quá hốt hoảng mà hãy tận dụng thời gian giúp cho tình trạng này thuyên giảm.
Thứ 1: nên ghi nhớ chính xác thởi gian bắt đầu cơn co giật của bé, đề có thể giúp bác sĩ đánh giá đúng tình trạng CGKS của bé.
Thứ 2: Không nên cố giữ chặt bé lại, nhưng phải đảm bảo rằng bé nằm ở nơi bằng phẳng, rộng rãi, nếu bé nằm trên giường thì cần chú ý bé không bị ngã khỏi giường. Đồng thời tránh cho bé tiếp xúc các vật cứng, nhọn xung quanh.
Thứ 3: Phải đảm bảo bé vẫn hở thông suốt, không bị nghẹt đàm, dãi. Nên dặt bé nằm ngửa nghiêng đầu một bên để giúp bé dễ thở hơn. Chú ý không nên có bất kì vật gì trong miệng trẻ. Khi thấy có thì cần phải lấy ra khỏi miệng trẻ ngay lập tức. Đồng thời không nên cho bé ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong cơn giật.
Thứ 4: Giúp bé hạ sốt nhanh bằng việc cởi quần áo rồi lau toàn thân cho bé bằng nước ấm. Sau mỗi 2 giờ nên lau lại. Bạn có thể dùng nhệt kế để đo lại nhiệt độ cho bé sau khi lau người khoảng 10 phút. Khi nhiệt độ hậu môn của bé ở mức 38.5 độ C thì ngưng việc lau người lại.
Thứ 5: Hạ sốt nhanh cho bé bằng thuốc hạ sốt., thường là Paracetamol 10-15mg/kg, dùng thuốc này nhét hậu môn đề tránh trường hợp sốt cao hơn 38.5 độ C, có thể dùng một ngày 3-4 lần. Nếu tình trạng co giật của bé vẫn tiếp diễn sau 5 phút thì nên cho bé uống thuốc chống co giật.
5. Chăm sóc bé tại nhà ngay sau cơn co giật
Sau cơn giật bé sẽ phục hồi ý thức nhưng người mệt mỏi và buồn ngủ, các bà mẹ hãy chú ý chăm sóc bé đúng cách.
– Ðo lại nhiệt độ.
Cho bé nằm lại tư thế với việc ngửa đầu ra sau và nghiêng sang 1 bên.
Vì cơ thể bé rất mệt và buồn ngủ, nên hãy để cho bé ngủ khoảng 1-2 giờ.
Khi bé tỉnh táo cứ sau mỗi 6 giờ bạn nên cho bé uống Paracetamol dạng siro 10-15mg/kg.
Sau cơn giật những thứ bé nôn ra sẽ dính lại, hãy lau chùi sạch sẽ để giúp bé thoải mái hơn.
Nên cho bé uống nhiều nước hơn sau cơn co giật.
Sau cơn giật bạn hãy đưa bé đến bác sĩ để theo dõi và chuẩn đoán tình trạng bệnh.
Điều cần chú ý.
Đối với những bé bị CGKS hoặc nhà có người thân bị CGKS thì bên cho bé uống thuốc hạ sốt ngay khi phát sốt, tránh để lâu sẽ nguy hiểm.
Bố mẹ khi thấy tình trạng co giật của bé thì không nên quá hoảng sợ để giúp đầu óc được tỉnh táo hơn, việc này giúp cho việc xử lý trường hợp co giật của bé tốt hơn.